Tổ hợp tải trọng

Tạo nhanh các tên tải trọng cơ bản và tạo các tổ hợp tải trọng với chức năng Tạo Tổ Hợp từ APINTR SAP2000 Extension. Trong mục này chúng tôi sẽ giới thiệu tới người dùng cách tạo các Tổ hợp tải trọng nhanh, hoặc tùy biến với các tổ hợp tải trọng và quản lý các tổ hợp khi muốn chuyển qua lại các phương pháp tính.

Từ menu Hỗ Trợ -> Tổ hợp tải trọng, một bảng như dưới sẽ xuất hiện, sẽ có một menu nhỏ

  1. Load Pattern: Tạo các tên tải cơ bản
  2. Load Combination: Tùy biến với tổ hợp tải trọng
  3. Load Cases: Quản lý tổ hợp tải trọng
  4. Load Combo: Gán nhiền tổ hợp tromg tổ hợp
  5. Combinations: Quản lý tổ hợp nội lực và tải trọng

Sau đây là hướng dẫn từng phần:

1.Load Pattern: Tạo các tên tải cơ bản

Các tên tải trọng cơ bản hay sử dụng được liệt kê dưới đây. Tĩnh Tải (DEAD), Hoạt tải mái (RLIVE), Hoạt tải sàn (FLIVE),…

Trong đó tải trọng gió được định nghĩa: WI1Xp, WI1Xm,WI1Yp, WI1Ym,…. sẽ được viết tắt dưới dạng:

WI -> WIND  tải trọng gió

1 hoặc 2 phụ thuộc số Trường hợp tải do người sử dụng nhập vào VD: số 2

X hoặ Y: là hướng gió đến. Trong trục tọa độ của SAP2000 có X và Y. Thì chữ X đại diện hướng gió đến theo phương X và Y cũng như vậy.

p hoặc m: viết tắt bởi chữ Plus (+) hoặc Minus (-), mang dấu dương hoặc dấu trừ. Hướng gió sẽ đến từ X+ hoặc X- hoặc Y+ hoặc Y-. (Chú ý: điều này thay đổi so với các bản trước, khi chúng tôi thấy rằng để + và – vào tổ hợp thì một số phiên bản của SAP2000 đã nhận nhầm dấu trên tổ hợp là ký tự đặc biệt, dẫn đến lỗi khi chạy ứng dụng)

[Add Load Patter as Nonlinear Case]: nếu ô này được chọn, khi đó các tải trọng cơ bản sẽ được đưa vào Load Case dạng Nonlinear Case, nếu không chọn khi đó các tải trọng sẽ được để mặc định với Linear Case.

[Add Load Pattern] thêm tên tải trọng vào SAP2000

[Delete Load Pattern] Xóa tên tải trọng vào SAP2000 khi chọn tên tải trọng Danh sách tên tải (giữ chuột + Cltr để chọn nhiều tên tải cùng một lúc)

Xem sự khác nhau giữa Nonlinear vs Linear 

Hoặc Nonlinear – Technical Knowledge Base – Computers and Structures, Inc. – Technical Knowledge Base (csiamerica.com)

 

2. Load Combination: Tùy biến với tổ hợp tải trọng

Ở phần cột (1), là tên các tải trọng đã được vào ở Phần 1. Cột (2) là loại tải trọng DEAD, ROOFLIVE WIND,….

Ở bảng (3) là bảng tùy biến tổ hợp. Dựa trên các loại tải trọng ở trên khi điền hệ số như bảng ở dưới sẽ có một bộ tổ hợp. Người dùng có thể lưu lại với SAVE ở dưới để dùng cho lần sau. Sau khi SAVE sẽ được lưu lại trong Combo Categories.

  • Tể tạo các tổ hợp mà các các tải trọng có nhiều loại tải giống nhau bằng cách thay đổi loại tổ hợp: TOGETHER, SEPERATE hoặc ALL POSSIBLE. Khi bấm phải chuột hoặc trái chuột vào ô dưới tên tải, sẽ chuyển sang 1 trong 3 kiểu trên, nếu không được người sử dụng có thể gõ vào.
    • TOGETHER : Tất cả các tải trọng cùng loại sẽ được tổ hợp cùng nhau.
    • SEPERATE: Tất cả các tải trọng cùng loại sẽ được tổ hợp khác tổ hợp của nhau.
    • ALL POSSIBLE: Tất cả các tải trọng cùng loại sẽ được tổ hợp với tất cả các trường hợp có thể xảy ra.
      • Ví dụ: W1, W2, W3 và W4 cùng loại WIND. thì sẽ có 1+2, 1+2+3, 1+2+3+4, 2+3, 2+3+4 và 3+4
  • Nếu không muốn một Tải trọng nào trong tổ hợp, người dùng có thể chọn tổ hợp hợp trong mục (1) và bấm Not Combination, khi đó bấm Add to SAP2000 những Tên tải đã được bỏ ở (1) sẽ không có trong Tổ hợp.
  • Bấm Add to SAP2000 người dùng chọn hệ số khi tăng ứng suất theo từng tiêu chuẩn bằng cách sửa hệ số 0.75
  • Để phân biệt các tổ hợp, có thể thay đổi C: bằng các chữ khác để dễ nhận biết tổ hợp.

3. Load Cases: Quản lý tổ hợp tải trọng

Mục (1) là Mass-Source (khối lượng tham gia kết cấu – Mass – Technical Knowledge Base – Computers and Structures, Inc. – Technical Knowledge Base (csiamerica.com))

Mục (2) danh sách các tổ hợp đã được tạo ở trên.

Mục (3) là hệ số và tên tải trọng của tổ hợp đó.

Khi chọn mục (1) và một hoặc nhiều tổ hợp ở mục (2), người dùng sẽ dùng các chức năng như:

  • Assign Mass-Source -> đặt mass-source vào tổ hợp.
  • Set P-Delta -> chuyển tổ hợp sang P-delta.
  • P-Detla Large Displacement -> chuyển tổ hợp sang P-delta với large displacement.
  • Set Non-linear -> chuyển các loại tổ hợp sang non-linear.
  • Set Linear -> chuyển tổ hợp non-linear hoặc các case khác sang linear.
  • Convert to Load Comb -> chuyển load case sang load combo.
  • Delete Load Cases – Xóa load case.

4. Load Combo: Gán nhiền tổ hợp tromg tổ hợp

Sau khi tạo tổ hợp ở mục 2 (Tùy biến tổ hợp tải), Load Combination Name và Load Combinations. Muốn thêm các một tổ hợp mới, điền tên mới trong phần Name, bấm Add new Combo, sau đó chọn tổ hợp bên mục Load Combinations, chọn Set Load Combon in Combos. Tức là chọn nhiều tổ hợp và cho vào trong một tổ hợp có sẵn. Ví Dụ: Có các tổ hợp AA, trong đó muốn có các tổ hợp B, C, D. Thì chọn B, C và D ở cột Load Combination Name và chọn AA ở cột Load Combinations (hoặc tạo AA từ Name). Sau đó gán B, C và D vào AA với Nút Set Load Combo in Combos với các tùy chọn Linear Add, Envelop, Abs Add hay Range Add với hệ số (Factor: ….).

Muốn xóa Combo có thể chọn một hoặc nhiều tổ hợp bên Load Combination name và Bấm Delete Load Combo

 

5. Combinations: Quản lý tổ hợp nội lực và tải trọng

Côt (1) là Load Case (tổ hợp tải trọng), (2) là tạo các tên Load Combo như ở phần 4, (3) là tổ hợp tải trọng.

Cũng giống như phần 4, sau khi tạo một tổ hợp ở Load Combination Name, người dùng có thể chọn 1 hoặc nhiều tổ tải trọng ở cột (1) để gán vào tổ hợp mới tạo hoặc tổ hợp có sẵn.

Chú ý: phần này sẽ được ứng dụng trong phần tạo tổ hợp cho cầu trục.

Các chức năng khác:

  • Xóa tổ hợp -> xóa tổ hợp nội lực (Load Combination)
  • Xóa trường hợp tải -> xóa tổ hợp tải trọng (Load Case)
  • Set Load Combination -> gắn tổ trường hợp tải vào tổ hợp hợp tải.
  • Đổi tổ hợp -> đổi tất cả tổ hợp đã được chọn thành tên tổ một một mới với các hệ số và tên tải trọng ở trong đó. Ví dụ: Tổ hợp Combo có (1.2 DEAD, 1.35 LIVE) sẽ chuyển Combo thành 1.2DEAD+1.35LIVE, để có tên trước là A:1.2DEAD+1.35LIVE, A có thể khai báo tại Load Combination Name.

This entry was posted in Help, SAP2000, Video. Bookmark the permalink.

One Response to Tổ hợp tải trọng

  1. Pingback: Khai báo tải trọng và vào tải trọng gió | API - Faster, Better and Smarter

Comments are closed.